Hiện nay, công nghiệp ô tô là ngành mũi nhọn được Chính phủ ưu tiên trong chiến lược công nghiệp hoá. Vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật ô tô là điều kiện cần thiết để đáp ứng sự lớn mạnh, phát triển không ngừng của công nghiệp sản xuất và thị trường thương mại ô tô.
Giới thiệu về ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô
Công nghệ kỹ thuật ô tô là ngành có tính ứng dụng phổ biến trong mọi ngành công nghiệp, dịch vụ (Ảnh: Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast)
Công nghệ kỹ thuật ô tô là ngành tích hợp kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành của nhiều lĩnh vực: cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ chế tạo máy, cơ khí động lực học nhằm đào tạo ra các kỹ sư có khả năng bảo trì, bảo dưỡng, chế tạo, kinh doanh các loại ô tô phục vụ nhu cầu của thị trường.
Học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về kiểm định, kiểm tra thử nghiệm và các dịch vụ kỹ thuật ô tô, có khả năng tiếp cận, làm chủ và phát triển công nghệ mới; khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô cũng như hoạt động điều hành, quản lý kỹ thuật trong sản xuất phụ tùng, điều khiển và lắp ráp, góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện cũng như phương thức kinh doanh ô tô trên thị trường.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị kỹ năng tính toán thiết kế, lắp ráp, chẩn đoán tại trạm bảo hành và sửa; xây dựng quy trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và hệ thống điện, hệ thống truyền lực, khung gầm, thiết bị nội ngoại thất ô tô.
Mô hình thực tập giúp cho sinh viên nắm vững lý thuyết và khắc phục sự cố khi thực hành
Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, thói quen đi lại của con người cũng được thay đổi thì ô tô được xem là phương tiện thông dụng và ưa chuộng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Vì vậy, việc bảo trì, bảo dưỡng động cơ, hệ thống tự động cho đến nghiên cứu, cải tiến công nghệ và dòng sản phẩm mới theo xu hướng thị trường đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia và kỹ sư công nghệ ô tô có trình độ kỹ thuật cao.
Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí như:
– Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương; giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, viện, trung tâm nghiên cứu.
– Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô – máy động lực tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ôtô, các cơ sở sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng ôtô.
– Nhân viên kinh doanh, cố vấn dịch vụ tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô.
Anh Nguyễn Đình Cường (Cựu SV K51 CKĐL) – Giám đốc Kỹ thuật U-MAC Vietnam Co. Ltd, Giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Thiết bị nâng hạ Nhật bản JCT
– Nhân viên kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, viện nghiên cứu chuyên ngành cơ khí ô tô và cơ khí động lực hay giảng viên giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học.
– Trưởng ngành khai thác, bảo trì, sửa chữa ô tô và thiết bị động lực trong doanh nghiệp.
– Trưởng gara, dây chuyền lắp ráp, sản xuất ô tô.
– Kỹ thuật viên kiểm định trong các trạm đăng kiểm.
– Làm chủ các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ ô tô.
Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Tòa nhà phục đào tạo và thực hành khoa Cơ – Điện đang được xây dựng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I) được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956, là trung tâm nghiên cứu nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, hàng đầu của Việt Nam, Học viện có đội ngũ giảng viên tâm huyết với nghề cùng kiến thức chuyên môn hàng đầu, được đào tạo bài bản từ các nước phát triển trên thế giới.
Học viện có đội ngũ giảng viên giàu tâm huyết cùng kiến thức chuyên môn hàng đầu
Học viện tiên phong áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, trong đó phương pháp học tập chủ động, theo đó, sinh viên giữ vai trò trung tâm, giảng viên đặt vấn đề cùng trao đổi, gợi ý giải quyết vấn đề thông qua các buổi thuyết trình báo cáo bài tập lớn, các chuyên đề được giao trong quá trình học.
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô liên tục cập nhật các kiến thức, công nghệ mới về xe điện, xe tự lái, xe sử dụng nhiên liệu mới, năng lượng tái tạo. Ngoài ra, sinh viên còn được thực hành lái xe ô tô cơ bản, đủ điều kiện để thi lấy bằng lái xe hạng B1. Trong thời gian học tập, sinh viên được khuyến khích tham gia nghiên cứu khoa học, các hoạt động thực hành thực tế tại xưởng thực tập, gara bảo dưỡng sửa chữa của các đơn vị liên quan trong lĩnh vực ô tô, xe chuyên dụng trong và ngoài Học viện.
Với hệ thống phòng học, phòng thực tập, thực hành, thí nghiệm có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, đặc biệt là xưởng sửa chữa ô tô do Công ty TNHH JCT Việt Nam đầu tư đáp ứng đầy đủ yêu cầu trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, làm việc thực tế cho sinh viên.
Xưởng sửa chữa ô tô, xe chuyên dụng do Công ty TNHH JCT Việt Nam đầu tư
Nếu bạn yêu thích ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô và mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống này thì hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:
Mã trường | Mã nhóm ngành | Tổ hợp tuyển sinh | Phương thức xét tuyển |
HVN | HVN05 | A00: Toán, Vật lí, Hóa học A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh | – Tuyển thẳng – Xét học bạ – Xét tuyển kết hợp – Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 |
Thông tin liên hệ
Điện thoại: 024 6261 7578, 024 261 7520, 0961 926 639, 0961 926 939
Website: www.vnua.edu.vn
Facebook: www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn