Ngành Kinh tế (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) là một trong những địa chỉ đỏ và có uy tín trong đào tạo và nghiên cứu, cung cấp cho xã hội lực lượng lao động có trình độ cử nhân có đủ những kiến thức và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Trong thời đại 4.0, kể cả khi máy móc đang dần thay thế con người ở nhiều vị trí công việc thì ngành Kinh tế vẫn giữ được sức hút trên thị trường lao động. Bởi lẽ, ngành này trang bị có người học khả năng tư duy kinh tế – tức là khả năng nắm bắt cơ hội, chủ động tìm tòi, nghiên cứu và xây dựng các phương án, hành động để giải quyết nó dựa trên khai thác, tận dụng các lợi thế, nguồn lực của xã hội cho sự phát triển của cá nhân, tổ chức hay cả quốc gia mà khó có máy móc, thiết bị tiên tiến hay trí tuệ nhân tạo nào có thể dễ dàng thay thế. Do đó, dù có nhiều nghiên cứu lo ngại những mặt trái của cách mạng 4.0 đối với thị trường lao động nước ta thì ngành Kinh tế vẫn luôn có vai trò quan trọng và được nhiều tổ chức, doanh nghiệp săn đuổi. Theo Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh, đến 2025, ngành Kinh tế chiếm đến 33% nhu cầu việc làm của Việt Nam. Con số này chứng tỏ việc làm liên quan đến ngành Kinh tế luôn luôn là điều không thể thiếu.
Với việc trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về kinh tế cùng với khả năng tư duy kinh tế, tư duy quản lý, ngành Kinh tế của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong những địa chỉ đỏ và có uy tín trong đào tạo và nghiên cứu, cung cấp cho xã hội lực lượng lao động có trình độ cử nhân có đủ những kiến thức và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Giảng viên và sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam tham quan thực tế tại doanh nghiệp. |
Đến với Học viện, sinh viên được học tập, nghiên cứu, thảo luận chuyên môn cùng đội ngũ giảng viên chuyên ngành kinh tế với 2 GS, 25 PGS và nhiều thầy/cô được đào tạo bài bản tại các quốc gia có nền khoa học tiên tiến trên thế giới như Đức, Pháp, Bỉ, Úc, Nhật Bản,… Ngoài ra, sinh viên ngành Kinh tế còn được tham gia các đề tài, dự án trong lĩnh vực kinh tế – xã hội, giao lưu với sinh viên quốc tế và các cựu sinh viên thành đạt, tham gia thực tập ở nhiều cơ sở, doanh nghiệp lớn để trau dồi kỹ năng mềm và áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn xã hội.
Với cơ sở vật chất hiện đại gồm thư viện của Khoa và Học viện, phòng thực hành máy tính, nguồn học liệu lớn từ trong nước và quốc tế, cũng như hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp sinh viên dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận và thành thạo các kiến thức, kỹ năng cập nhật với thế giới. Thêm vào đó, với cơ sở vật chất hiện đại của khu liên hợp thể thao, trạm y tế, sinh viên hoàn toàn có thể yên tâm rèn luyện cả về thể chất lẫn kiến thức khi nhập học.
Sinh viên ngành Kinh tế tham gia hoạt động đoàn thể. |
Với các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm có được, cử nhân ngành Kinh tế có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm rộng mở ở nhiều lĩnh vực, như:
– Cán bộ, viên chức trong các cơ quan nhà nước như: Ủy ban nhân dân các cấp, các sở ban ngành trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư, nông nghiệp, tài chính,… với nhiệm vụ là tổng hợp, phân tích tình hình kinh tế – xã hội và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
– Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, viện, trung tâm nghiên cứu về kinh tế và kinh tế phát triển.
– Nhân viên làm việc ở các vị trí công việc/bộ phận như: Quản lý, Nhân viên kế hoạch, Nhân viên kinh doanh, Bộ phận quản lý nhân sự… trong các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước với nhiệm vụ tư vấn, phân tích môi trường đầu tư kinh doanh, thương mại quốc tế, xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất – kinh doanh, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự…
– Thành viên của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và quốc tế với cương vị là quản lý, cán bộ tư vấn, điều phối viên, cán bộ phát triển thực hiện các chương trình, dự án phát triển.
– Làm chủ doanh nghiệp ở lĩnh vực kinh doanh, nông nghiệp.
Đặc biệt, sinh viên ngành Kinh tế tại Học viện còn có cơ hội du học bậc thạc sĩ, tiến sĩ tại các quốc gia tiên tiến như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines,… thông qua các chương trình hợp tác của Học viện với các trường đại học trên thế giới.
Cơ hội học bổng tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam Học viện Nông nghiệp Việt Nam dành gần 30 tỷ đồng/1 năm để cấp học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên có kết quả học tập, kết quả rèn luyện đạt từ loại khá trở lên. Ngoài ra, Học viện hợp tác với hơn 100 doanh nghiệp để cấp gần 3 tỷ đồng/1 năm học bổng tài trợ cho sinh viên tài năng, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Trong năm 2024, Học viện dành 1760 suất học bổng chào đón tân sinh viên. |
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam